Video: Bố phản ứng nhanh cứu 2 con nhỏ khỏi tai nạn nguy hiểm (Nguồn: Nhân vật cung cấp).
Trao đổi với phóng viên Dân trí, anh Nguyễn Xuân Quyền (34 tuổi, sống tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội) kể lại sự cố diễn ra vào bữa cơm trưa của gia đình ngày 22/6.
"Khi đó, tôi đang ăn cơm thì nghe tiếng động nhẹ, nhìn lên trần nhà thấy có dấu hiệu rạn nứt. Không kịp suy nghĩ, tôi kéo hai con chạy càng nhanh càng tốt", anh Quyền nói.
Bé gái 9 tuổi và em trai 6 tuổi tỏ vẻ bất ngờ, có chút sợ hãi, song không khóc. Sau khoảng 10 phút, người bố quay lại phòng khách kiểm tra phần vữa xi măng rơi xuống từ trần nhà.
Chưa có kinh phí để sửa chữa, anh Quyền nhờ người đến xử lý bóc nốt phần xi măng còn lại trên trần nhà để đảm bảo an toàn cho gia đình. Anh cho biết nhà mới xây được một năm, lần đầu xảy ra sự cố nguy hiểm như vậy.
Khoảnh khắc anh Quyền phản ứng nhanh, kéo 2 con thoát khỏi nguy hiểm (Ảnh cắt từ video).
Đoạn video nhanh chóng thu hút sự quan tâm từ cộng đồng mạng, cảnh tượng khiến ai nấy đều bàng hoàng. Nhiều người dành lời khen ngợi cho phản ứng nhanh và kịp thời của người bố.
"Ông bố phản xạ giỏi thật, xem mà thót tim, chậm một giây là có thể 2 bé bị chấn thương đầu rồi", tài khoản Lưu Thắng bình luận.
"Bố siêu nhân, phán đoán tình huống tốt, may mắn vì cả nhà đều không sao", người dùng Vũ Ngân bày tỏ.
Theo tìm hiểu, anh Quyền bị suy thận, chạy thận đều đặn mỗi tuần tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức. Anh cảm ơn cộng đồng, bạn bè đã gửi lời hỏi thăm tới gia đình những ngày qua.
" alt=""/>Bố suy thận ở Hà Nội phản ứng nhanh cứu mạng 2 con khi trần xi măng đổ sậpMột ngôi nhà nhỏ đúng như mong ước vậy mà ngay đêm đó chẳng ai bảo ai, cả hai đều nhớ về căn gác xép chật chội và ngôi nhà cấp 4 năm nào.
Hôm mới dọn về căn nhà cấp 4, đúng trước ngày người vợ lên đường đi xuất khẩu, cũng là một đêm mưa gió tơi bời. Ngôi nhà trống hoác chỉ độc cái giường ọp ẹp dành cho 3 người. Mái ngói cũng lệch lạc trơ hoác. Cả đêm vợ hứng thau, chồng hứng xô, cùng căng nilon che cho đứa con ngủ khỏi ướt. Kẻ đầu giường, người cuối giường nhìn nhau trong xót xa, ngậm ngùi. Rồi đêm mưa qua đi, kịp bình minh hửng sáng là cô vợ tất tả lên đường.
Cặp vợ chồng trẻ ngày đó giờ đã là những ông già, bà lão và vẫn sống cuộc sống tha hương nơi đất khách. Từ giao thừa năm đó họ cũng chưa ở lại nơi ngôi nhà mà mình xây thêm lấy một lần. Ngôi nhà cho thuê. Năm nào vợ chồng họ cũng thay nhau về thăm quê. Vợ về ở nhà bạn bè, em út. Chồng về thuê khách sạn. Thi thoảng họ có đến, cũng nhìn ngôi nhà từ phía ngoài.
Ngôi nhà nhỏ nhưng đặt đúng nơi đất lành nên cũng có giá. Nhưng chưa bao giờ họ nghĩ đến chuyện bán. Vì đó là ngôi nhà kỷ niệm. Có những kỷ niệm còn đáng giá hơn tiền bạc. Chính kỷ niệm đã giữ họ lại bên nhau dù trải qua biết bao sóng gió và vẫn hạnh phúc dù yêu thương tuổi này giờ chỉ còn trong quá khứ.
Ở xứ người, nhất là khi heo may, những hàng cây đổ lá vàng xao xác như mùa thu Hà Nội, nghe câu hát “Ngõ nhỏ, phố nhỏ nhà tôi ở đó”, họ lại nhớ về ngôi nhà nhỏ của mình và rưng rưng mơ ước ngày trở về.
Hùng Lý(từ Berlin, Đức)
Mời độc giả gửi bài Chuyện Tết xưa - Tết nayvề địa chỉ email: [email protected] |
Quý Anh
" alt=""/>Nhìn lại 'cảm hứng di sản' và thời trang Việt